Thứ Ba, 26 tháng 9, 2017

Chia sẻ cách tiết kiệm điện của các bà mẹ Nhật Bản

Chia sẻ cách tiết kiệm điện của các bà mẹ Nhật Bản

Ở Việt Nam nhiều khi 1 gia đình sinh sống 1 tháng cũng phải tốn hàng trăm số điện , hàng tháng chi trả tiền điện nước còn tốn hơn cả tiền ăn, hãy học hỏi các chiêu tiết kiệm điện có một không hai này từ các bà mẹ Nhật Bản nhé

Cách đây mấy tháng về Việt Nam chơi, bà ngoại của Masao thấy mẹ Masao tính toán tiền bạc thấy ghê, có vẻ ngạc nhiên lắm. Hồi còn ở Việt Nam tiền thì đâu có nhiều nhưng vì còn độc thân nên tiêu tiền không bao giờ suy tính gì. Từ ngày sang Nhật làm nội trợ mới tự nhiên trở nên ngày càng ky bo bần tiện. Tuy nhiên nhìn mấy bà nội trợ Nhật thì trình độ suy tính gia kế của mẹ Masao còn thua hàng cây số.

Một tờ tạp chí của Nhật từng phỏng vấn 600 bà nội trợ cách họ tiết kiệm tiền, thì phải nói là không bà nào không có kế hoạch rất cụ thể và rõ ràng đối với chuyện chi tiêu trong gia đình. Tiện đây kể thêm cho mọi người mấy chiêu tiết kiệm của mấy bà mẹ Nhật, mẹ Masao sưu tầm được qua ti vi và sách báo nè.

- Mặc dù đa phần lương được chuyển đều đặn vào tài khoản nhưng họ luôn chọn cách rút tiền mặt ra để kiểm soát tối đa chi tiêu.

- Luôn đặt mục tiêu và con số cụ thể để tiết kiệm. Ví dụ, chi tiền làm một việc lớn nào đó, dành tiền để đi du lịch, chi tiền sửa nhà… Rất nhiều lần chương trình TV của Nhật đã quay các phóng sự cảnh “làm gia kế” của các gia đình, và họ luôn đạt mục tiêu đã đặt ra mới hay . Nếu không có mục tiêu cụ thể người ta dễ tặc lưỡi mà tiêu lạm vào số tiền mình có.

- Sau khi con cái đi học mẹ có thể đi làm part-time để tăng nguồn thu cho gia đình.

- Tiết kiệm cả ngay đối với từng đồng tiền xu lẻ. Chúng ta thường hay có xu hướng tiêu tiền xu vì chúng nặng ví. Tuy nhiên con số nhỏ khi gộp lại có thể thành món tiền lớn. Nên, tốt nhất là nếu có nhiều tiền xu họ sẽ bỏ lợn chúng đều đặn.

- So sánh, so sánh và luôn luôn so sánh. Trước khi tiêu tiền vào khoản nào đó họ sẽ dành thời gian so sánh xem món nào có giá thành và cả giá trị sử dụng tốt nhất. Ví dụ: Nếu các ông chồng mang cơm hộp vợ làm đi ăn 3 tuần/lần có thể tiết kiệm đến hơn 62.400 Yên/năm thay vì ăn ngoài. Hoặc nếu các ông chồng thay vì uống bia nước loại 1 thì giảm xuống uống loại bia rẻ tiền hơn (low malt) có thể tiết kiệm 31.200 Yên/năm. Hoặc sau khi mua đồ trong siêu thị, hãy rảo đi rảo lại một vòng và trả lại món đồ cho là không cần thiết nhất - tiết kiệm 15.600 Yên/năm.

- Tất nhiên là luôn có bảng chi tiêu trong gia đình. Đối với các khoản tiền khác nhau luôn cho vào các phong bì khác nhau ghi chú cụ thể để không tiêu lạm vào nhau.

- Chỉ sử dụng 10% thu nhập cho chuyện hưởng thụ cá nhân. Ngoài ra còn rất nhiều chiêu tiết kiệm thú vị và cả hài hước nữa mà ở Việt Nam mẹ Masao chưa gặp bao giờ.

- Thay vì mua snack cho con thì mẹ giữ lấy vỏ khoai tây cà rốt gọt ra rửa sạch đi chiên lên và rắc muối, ra món chip giòn ngon tuyệt.  

Xem thêm: văn hóa ăn uống của người nhật bản 

- Mỗi hôm đi chợ chỉ bỏ ra bằng đó số tiền dự liệu, và chỉ lượn ra bằng đó quầy hàng để mua, không tạt ngang tạt dọc kẻo... lung lạc ý chí.

- Không dùng vòi nước nóng để rửa bát mà dùng găng tay cao su để tiết kiệm ga tiện thể tiết kiệm tiền kem dưỡng da.

- Đi siêu thị hay chợ nhặt các hàng mẫu về dưỡng da mặt thay vì mua cả một bộ đắt đỏ.

- Thường xuyên rình mò hàng giảm giá hay hàng khuyến mại, làm phiếu điều tra trên các tờ rơi để lĩnh quà (thường là coupon tiền mặt có giá trị thanh toán). Chịu khó đi chợ ở từng siêu thị khác nhau vì siêu thị này thì thịt rẻ, siêu thị kia rau rẻ...

- Trước khi mở tủ lạnh suy nghĩ xem lấy gì để mở ra đóng lại đúng 3 giây cho đỡ tốn điện. Chiêu này của một cô nội trợ từng viết sách về tiết kiệm, nhờ cần kiệm mà sau vài năm hai vợ chồng mua được nhà đó nha.

- Nước ngâm ofuro (nước ngâm trong bồn tắm) cả nhà dùng xong thì múc vào máy giặt giặt cho đỡ tốn nước đầu, hoặc dùng lau nhà (bởi ở Nhật điện, nước, ga đều đắt). Tiện thể múc nước coi như tập thể dục luôn. Mùa hè thì khỏi để chế độ vắt nha cho quần áo tự khô. Mùa đông phơi quần áo trong nhà cho đỡ tốn tiền điện bật máy phun nước hay giữ ẩm.

Tuy nhiên, đừng tưởng chiêu này dễ. Mẹ Masao có học theo, để dành nước ofuro để hôm sau lau nhà mà sau một đêm, hơi nước bốc lên làm cho trần nhà ướt sũng, sang vài hôm sau nó lên mốc hết, mất cả công cọ rửa và tiền hóa chất quá là thân làm tội đời

- Đi ngoài đường toilet công cộng ở khắp mọi nơi nên nếu ra ngoài thì nhớ đi nặng, đi nhẹ luôn để khỏi mang về nhà giải quyết cho tốn nước.

- Mua các thiết bị tiết kiệm nhiên liệu triệt để, nồi ủ, nồi nấu có phần hấp luôn để khỏi tốn nhiên liệu và thời gian đun nấu, hâm nóng đồ ăn...

- Chỉ mua quần áo khi sale. Lên mạng rình tìm những nơi ăn uống ngon, bổ, rẻ, khuyến mãi thật lực. Đi du lịch chọn những nhà nghỉ gia đình ở những khu sinh hoạt công cộng do nhà nước xây dựng nên để tiết kiệm tối đa chi phí.

Nhiều khi mẹ Masao nghĩ kiếm ra tiền cũng để cuộc sống thảnh thơi hơn, nhàn hạ sung sướng hơn chứ tiết kiệm chi quá cho khổ vậy, nhưng ngoài lý do tiết kiệm tiền để dành cho những khoản chi tiêu lớn thì việc cố gắng tiết kiệm sẽ làm tấm gương tốt cho con cháu trong gia đình (ở Nhật tiết kiệm là mỹ đức, là giá trị sống mà), lại thấy mình vui và có ích hơn vì có vẻ đang làm bà nội trợ thông minh hơn.

Quay trở lại chuyện nhà mình, bố Masao bảo vợ chỉ cần bớt mấy thú vui phù phiếm, shopping, đi chơi một chút thì khỏi trồng rau mầm cho mệt nhưng mà em cái này thì... vô vọng. Mẹ Masao đi siêu thị được họ cho cái thẻ khuyến mãi, mỗi lần mua 1.000 Yên thì được ấn một dấu, đủ 5 dấu thì đc giảm giá 100 Yên, thế là nhiều khi mua 900 Yên vẫn cố nhặt thêm cái gì đó để đủ một dấu đặng sau này đc giảm tiền, chồng toàn lắc đầu chưa thấy cách tiết kiệm nào ngớ ngẩn thế.

Công nhận mấy cách này hay thật, chưa bao giờ mình nghĩ ra , nếu mà tiết kiệm như thế thì sau 1 năm cũng đỡ được bao nhiêu khoản tiền ấy nhỉ



Tìm hiểu văn hóa chia tiền ăn uống của người Nhật Bản


Nói tới văn hóa của người Nhật thì người ta không khỏi ngưỡng mộ và thích thú khi mỗi một hành động cử chỉ của người Nhật đều khiến chúng ta ngạc nhiên , đến cả thế giới đều khâm phục

Ở Nhật Bản, mỗi khi đi ăn, đi chơi hay sinh hoạt chung với nhau, người ta thường tự trả phần của mình. Văn hóa này có tên Warikan, hay theo cách của phương tây là "Lets go Dutch”. Sự chia sẻ này rất sòng phẳng và rõ ràng, đến mức nhiều nhà hàng khi in hóa đơn sẽ chia luôn số tiền tính theo tổng đầu người, và bạn chỉ cần lấy đúng bằng đó tiền ra trả mà không cần phải lôi điện thoại ra cộng trừ nhân chia cho mất thời gian.

Thi thoảng nhà mình rủ bạn bè người Nhật đi chơi, đi du lịch, ăn nhậu, và việc giữ các hóa đơn chi trả tiền mua thực phẩm ở siêu thị, mua xăng hay phí cao tốc đường dài là rất cần thiết để tiện “Campuchia”. Cũng có lúc mình ẩu làm mất hóa đơn, cảm thấy phiền lắm vì tự nhiên đẩy tất cả các bên vào thế khó xử, dù tất nhiên không ai nặng nề quá chuyện đó, nhưng rõ ràng vẫn hơn.

Tuy nhiên không phải lúc nào cũng chăm chăm chia tiền là tốt. Nếu bạn đi ăn với các bậc lớn tuổi hơn, hoặc người ở vai vế cao hơn, người bề trên sẽ trả toàn bộ chi phí bữa ăn hoặc phần tiền lớn hơn. Điều bạn cần làm là cảm ơn họ bằng câu “Go -chiso sama deshita” (Cám ơn vì đã chiêu đãi).

tìm hiểu thêm: văn hóa ăn uống của người nhật bản


Khi người Nhật hẹn hò

Ở Nhật, nhiều người vẫn tin rằng việc người đàn ông trả tiền cho phụ nữ là điều thể hiện anh ta biết cư xử, thậm chí còn được viết trong sách dạy ứng xử như một thứ tiêu chuẩn hẹn hò. Tuy nhiên, ngày nay, mọi chuyện đã thay đổi khá nhiều.

Năm ngoái, cơn bão tin tức online đã bùng lên xoay quanh việc một cô gái Trung Quốc đến từ tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã bị đề nghị chia tình phí 50-50 sau khi hẹn hò với một chàng người Nhật. Cô này bày tỏ sự khó chịu trên blog cá nhân và sự việc trở thành đề tài tranh cãi vì thanh niên Nhật đã thay đổi các nguyên tắc hẹn hò.

Cô đã tự hỏi phải chăng anh chàng không thích mình, hay vì mình là người nước ngoài mà bị đối xử như vậy. Sau khi nghe bạn học giải thích điều đó là chuyện bình thường đối với giới trẻ Nhật ngày nay, cô vẫn không hết ấm ức vì ở đất nước cô, việc đàn ông trả tiền cho buổi hẹn là chuyện rất phổ biến. Khi người con gái đề nghị trả hóa đơn, họ còn bị coi là xúc phạm người đàn ông của mình. Hoặc cô cho rằng, nếu có chia tình phí thì cô nên là người trả ít hơn mà không cần sòng phẳng chia đôi như vậy.

Báo chí cũng cho biết nhiều cô gái nước ngoài khác thậm chí đã cảm thấy bị xúc phạm hoặc không có buổi hẹn tiếp theo với anh chàng Nhật khi một số người cố gắng chia cả hóa đơn của khách sạn.

Những cô gái này đều là người trẻ tuổi nên bạn trai của họ cũng thuộc giới trẻ. Đàn ông Nhật lớn lên dựa trên cơ sở được giáo dục và thụ hưởng sâu sắc tinh thần bình đẳng của xã hội, từ đó nguyên tắc hẹn hò của họ ngày nay cũng dần thay đổi mà không giống như thế hệ trước.

Trong quá khứ, đàn ông luôn được coi là người phải trả tiền thì ngày nay, nhiều trường hợp chia tiền sòng phẳng ngay cả khi đang hẹn hò. Xét trên phương diện công bằng mà nói, ai cũng phải vất vả để kiếm tiền, và nam giới, những người cũng có khó khăn tài chính riêng, luôn muốn cô gái mình hẹn hò chia sẻ chi phí với họ. Họ cho rằng ít nhất nửa kia nên đề xuất chia tiền và có thể “Hy vọng nhận được lời từ chối của nam giới” hơn là trông chờ vào việc được bao toàn bộ bữa ăn. Nếu ko móc ví chia tiền ngay trong bữa ăn, họ có thể phân chia tự giác theo kiểu tôi trả tiền ăn, anh trả phí khách sạn, hoặc lịch sự hơn thì người phụ nữ góp khoảng 30% chi phí cho một buổi hẹn. Văn hóa Warikan còn diễn ra ngay cả đối với các cặp vợ chồng trẻ, và nhiều người coi đó là điều rất bình thường, tự nhiên.

Tờ Fukui Shimbun đã thực hiện phỏng vấn nhiều đàn ông Nhật, trong đó có một người đang hẹn hò với bạn gái cùng công ty. Bữa ăn của họ được công ty chi trả, tuy nhiên anh chàng vẫn than phiền rằng mình phải trả nhiều tiền hơn một chút so với bạn gái của mình khi họ hẹn hò, và anh ta cho rằng họ cần trả số tiền chính xác giống như nhau. Việc này khiến cho văn hóa nhật bản bình đẳng tài chính trở nên sai lệch và bị lạm dụng quá mức.

Các cô gái cũng muốn được bình đẳng tài chính

Mình từng nhận được một lời nhận xét khá thú vị về bạn trai người Nhật của một cô bạn gái Việt Nam: “Anh ấy không giống như các anh Nhật khác”- không giống ở đây có nghĩa là anh ấy trả hết các hóa đơn, thậm chí chia sẻ và lo lắng cho cô khá nhiều về mặt tài chính.

Sự thay đổi này dẫn đến nhiều tranh cãi. Một số phụ nữ cho rằng họ nên trả tiền vì họ cũng bình đẳng với nam giới, họ không muốn mắc nợ người khác chỉ vì được trả tiền hộ, và họ có thể thanh toán hóa đơn sòng phẳng bằng thẻ. Một số người lại cho rằng gã đàn ông không chịu chi tiền cho buổi hẹn hò là kẻ keo kiệt không lịch lãm. Nhiều cô gái vẫn tin rằng mình nên được trả tiền hộ khi hẹn hò và mình cũng chỉ nên hẹn với những anh chàng biết trả tiền cho phái nữ.

Nhiều cô gái thích sòng phẳng tài chính với nam giới vì không muốn có cảm giác mắc nợ.

Vì vậy, nếu bạn là một anh chàng nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội hẹn hò với một cô gái Nhật, bạn hãy đừng ngại ngần đặt ra câu hỏi liệu rằng cô ấy muốn chia hóa đơn không. Đôi khi, cô ấy thực sự muốn sòng phẳng, đôi khi cô ấy chỉ muốn tỏ ra lịch sự. Và cách sử xự tốt đẹp nhất là nói: “Không sao đâu, để anh”, bạn sẽ thực sự gây ấn tượng cho cô ấy. Mình biết rất nhiều chàng trai Việt Nam, Thái Lan tạo được ấn tượng tốt với bạn gái Nhật khi biết hành xử khác các anh Nhật lạnh lùng.

Nếu bạn là một cô gái Việt Nam, khi hẹn hò với một người Nhật Bản , hãy mang theo tiền, sẵn sàng chia hóa đơn khi cần thiết và chuẩn bị tâm lý đừng thất vọng, cũng đừng coi điều này là xấu.

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Bài viết Cảm nhận khó quên về người Nhật Bản

 Mỗi lần nói tới người Nhật là tôi có rất nhiều cảm xúc , tôi đã nghe nói về người Nhật rất nhiều từ những bạn đi du học Nhật Bản hay từng làm việc với người Nhật
Năm nay, tôi có hai lần gặp người Nhật, một tại Nhà hát Bến Thành (TP.HCM), một tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM.

Cả hai lần đều là đi xem biểu diễn nhân kỷ niệm năm thứ 35 thiết lập ngoại giao giữa hai nước: Việt Nam - Nhật Bản. Cả hai lần đều để lại trong tôi, một khán giả người Việt, những cảm xúc đặc biệt.
1. Tôi không nhớ tên các nghệ sĩ Việt Nam và Nhật Bản đã biểu diễn tại Nhà hát Bến Thành trong chương trình Mandolin. Không hẳn vì họ biểu diễn không hay, mà vì ấn tượng gây ra bởi lời phát biểu của người dẫn đầu đoàn tại buổi biểu diễn, ông là Murayama Tomiichi - nguyên Thủ tướng Nhật Bản, là Chủ tịch Hội Hữu nghị Nhật - Việt.
Phát biểu trước khi đoàn nghệ thuật biểu diễn, ông Murayama Tomiichi đã nói về cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt: Ông đã gặp và làm việc với Thủ tướng Võ Văn Kiệt trên cương vị nguyên thủ quốc gia khi đến thăm chính thức Việt Nam.
Với ông, cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt không chỉ là đối tác mà còn là một người bạn. Hôm đến Việt Nam, nghe tin cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ trần, ông cầu xin cho linh hồn cựu Thủ tướng bình yên nơi vĩnh hằng. Vâng, một người, đã ở cương vị cao nhất đất nước Nhật Bản, nói những lời chân thành nhất, giản dị nhất nhưng sâu sắc nhất “bình yên nơi vĩnh hằng” với một cựu nguyên thủ quốc gia, một người bạn vừa từ trần. Thật không thể nói thêm bất cứ điều gì tốt đẹp hơn về nhân cách một vị thủ tướng.
 
Bài viết Cảm nhận khó quên về người Nhật Bản
 
2. Ngày 15.12.2008, đoàn HACHIMAN TAIKO (Hachimandrum) của tỉnh KESENNUMA đến thăm và biểu diễn tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Thực sự bất ngờ khi ngài Hisao Murakami - trưởng đoàn lên sân khấu. Ông chậm rãi, xoay người về góc sân khấu nơi treo lá cờ đỏ sao vàng - quốc kỳ của Việt Nam, góc dưới lá cờ là tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Hisao Murakami đã cúi gập người kính cẩn chào vị lãnh tụ Việt Nam.
Tự dưng tôi muốn khóc, tôi muốn nhảy lân sân khấu để cảm ơn cử chỉ thành kính với Bác của Hisao Murakami. Hisao Murakami giới thiệu về đoàn lần này, đó là đội trống đạt giải quán quân các trường tiểu học và THCS Nhật Bản (HACHIMANDRUM Junior Best Team).
Trong bài phát biểu của mình, Hisao Murakami nói về chiến tranh: “... Ngày hôm qua tại Bệnh viện Từ Dũ, các em trong đội trống của chúng tôi, đã tận mắt chứng kiến hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại. Chúng tôi đã được đến thăm các em bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam, đã tận mắt chứng kiến những gì chiến tranh để lại. Tất cả các em trong đoàn chúng tôi đều cảm nhận sâu sắc nỗi đau này. Ảnh hưởng của chiến tranh chất độc màu da cam, toàn thể người dân nước Nhật chúng tôi cảm nhận được điều đó, chúng tôi cực lực phản đối những cuộc chiến tranh như thế. Các em trong đội trống của chúng tôi là những chiến binh kêu gọi hòa bình và chúng tôi đã làm như thế trên toàn nước Nhật. Chúng tôi hy vọng rằng, những người dân Việt Nam sẽ hòa nhập trái tim cùng chúng tôi - những em bé trong đội trống đại điện cho nước Nhật để kêu gọi hòa bình trên toàn thế giới. Và trong bài biểu diễn của các em ngày hôm nay, có một bài kêu gọi hoà bình. Bài trống kêu gọi hòa bình này của các em đã làm chấn động tâm tư tình cảm của toàn thể người dân nước Nhật. Và bài trống này đã đoạt được giải vô địch toàn quốc Nhật lần thứ 7. Tôi hy vọng bài trống này sẽ làm cho chúng ta trở thành những người bạn thân. Qua bài trống này, các bạn sẽ luôn luôn nhớ về hình ảnh của chúng tôi trong suốt cuộc đời còn lại để cùng nhau kêu gọi hòa bình. Các bạn hãy cổ vũ cho các em. Tôi xin cầu chúc cho tình hữu nghị thắm thiết giữa hai dân tộc Nhật - Việt và hòa bình thế giới vĩnh cửu!”.
 
Ông Sakai (Giám đốc Trung tâm Người khuyết tật Việt Nam - Nhật Bản tỉnh KESENNUMA, Trưởng đoàn biểu diễn) lên lễ đài, cũng thành kính xoay người về quốc kỳ và tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, kính chào NGƯỜI. Sakai đọc thư của tỉnh KESENNUMA gửi Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cảm ơn trường đã đón tiếp và tạo điều kiện cho đội trống biểu diễn…
Tôi và những giảng viên, viên chức, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đã lặng yên nghe các em biểu diễn. Tôi không sành âm nhạc, tiếng trống mà tôi được nghe hồi nhỏ là trống Ngũ liên mỗi khi đến mùa lũ, tiếng trống của hội làng, trống chèo, trống tuồng… nhưng đây là lần đầu tiên được trực tiếp nghe các em học sinh trung học Nhật Bản biểu diễn. Không thể tả hết cảm xúc. Tất cả chúng tôi đều thốt lên “tuyệt vời”. Điều tôi cảm nhận từ đoàn, từ các em là tính kỷ luật. Ngay ngắn, chăm chú, thực hiện dứt khoát những động tác đánh trống. Cảm nhận về sự say mê trên khuôn mặt các em khi biểu diễn. Và điều cuối cùng: thân thiện, khi tất cả các em ùa xuống tặng quà và cùng mọi người hát bài ca hòa bình.
Vâng. Chỉ là hai lần gặp. Cảm nhận về người Nhật đã lý giải cho hiểu biết của tôi về việc làm nên một nước Nhật hùng cường ngày nay, đó là lòng nhân ái, yêu tự do - hòa bình, biết sẻ chia, sự đam mê và tính kỷ luật - những đức tính tối thiểu cần có đối với mỗi con người.
Nguyễn Kim Hồng
Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
 
 

Học sinh Nhật Bản bị chê không chủ động trong việc học hành

 Nhật Bản là đất nước có nền giáo dục hiện đại và chất lượng, ngay từ lúc nhỏ trẻ em Nhật Bản đã được cha mẹ dạy dỗ chu đáo nhưng bên cạnh đó cũng có khía cạnh ở Nhật Bản bị chê trách

Theo báo Thanh Niên cho biết: Học sinh Nhật Bản bị đánh giá là có thái độ thụ động với việc học của mình. Kết quả cuộc khảo sát này ở Nhật cũng cho biết phần lớn người dân cho rằng chương trình giáo dục bắt học sinh học vẹt theo sách giáo khoa.

Học sinh Nhật Bản bị chê không chủ động trong việc học hành
Khảo sát của Viện quốc gia giáo dục thanh thiếu niên Nhật Bản cho thấy học sinh nước này học tập thụ động hơn học sinh Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc
Học sinh Nhật bị đánh giá là thụ động hơn so với học sinh các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ. Cuộc khảo sát do Viện quốc gia giáo dục thanh thiếu niên Nhật Bản (NIAD-QE) tiến hành, được công bố hôm 13.3, theo Japan Times.
Khảo sát cũng cho biết gần 80% học sinh Nhật Bản thường xuyên ghi chép trong giờ học. Trong khi đó, 15% hay ngủ gật trong lớp. Cả hai yếu tố này, Nhật Bản đều cao nhất trong 4 quốc gia được khảo sát, gồm Mỹ và 3 nước châu Á là Nhật, Hàn Quốc và Trung Quốc.
NIAD-QE thực hiện khảo sát trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11.2016 tại nhiều trường trung học khác nhau ở cả 4 nước. Tổng cộng hơn 7.800 phiếu trả lời hợp lệ.
 
Ngoài ra, kết quả cũng cho thấy học sinh Nhật Bản có xu hướng chỉ chịu học bài vào thời điểm trước khi thi. Các em cũng ít dành thời gian cho bản thân để suy nghĩ, ít tìm cách ứng dụng kiến thức vào thực tế hơn 3 nước còn lại.
Một điều nữa có thể khiến nhiều người bất ngờ là mặc dù Nhật có nền khoa học công nghệ phát triển nhưng học sinh nước này lại ít có thói quen sử dụng phần mềm máy tính như học sinh Mỹ, Trung Quốc và Hàn Quốc. Ngoài ra, học sinh Nhật cũng ít tạo và nâng cấp các trang web hay viết các chương trình máy tính như học sinh 3 nước kia.
Giải thích hiện tượng này, giám đốc Yoichi Akashi của NIAD-QE cho rằng cách dạy học thụ động không thu hút học sinh tập trung vào việc học, cũng như không khuyến khích các em sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ học tập.
 

 
theo báo Thanh Niên
 

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2017

Những món quà lưu niệm độc và lạ chỉ có ở Nhật Bản


Đi du học ở Nhật Bản các bạn có thể lựa chọn những món đồ lưu niệm vừa rẻ vừa đơn giản dành tặng bạn bè, người thân như búp bê kokeshi, đũa, hay mặt nạ. ..những món quà vừa mang đặc trưng văn hóa Nhật Bản, vừa nhỏ gọn
1. Búp bê Kokeshi

Búp bê Kokeshi là loại búp bê bằng gỗ, được coi là một trong những món đồ mỹ nghệ nổi tiếng nhất Nhật Bản. Chúng thường là hình các bé gái, thân hình trụ và đầu tròn, to. Mặt được thể hiện thông qua những nét vẽ đơn giản còn thân phủ một lớp sáp mỏng. Trên mình, búp bê cũng được trang trí đơn giản bằng các nét vẽ cỏ, cây, hoa, lá chủ yếu với màu đen, đỏ, tím, vàng.
Với hình dáng khá xinh xắn và đáng yêu, Kokeshi ngày nay được bày bán khá rộng rãi ở khắp nơi tại Nhật Bản. Có hai loại búp bê Kokeshi cho bạn lựa chọn, “Traditional Kokeshi” (búp bê Kokeshi truyền thống) vẫn giữ nguyên bản gốc và “Creative Kokeshi”, đúng như tên gọi của nó, cho phép người thợ tự do sáng tạo với nhiều kiểu dáng, màu sắc bất kỳ. đặc trưng cho văn hóa nhật bản


2. Mèo Maneki Neko
Maneki Neko (mèo may mắn) được rất nhiều bạn trẻ săn lùng bởi ý nghĩa mang lại vận hên và thịnh vượng trong kinh doanh. Vì lẽ này, việc “rinh” được những chú mèo thuộc loại “hàng xách tay” từ chính đất nước Nhật Bản sẽ khiến người nhận vô cùng xúc động.



Ở khắp nơi, các cửa hàng đồ lưu niệm đều bày bán Maneki Neko với đủ hình dáng, kích cỡ, chủng loại, dạng tĩnh đến chạy pin và vẫy tay được. Với ngân sách hạn hẹp, những chú mèo kích cỡ nhỏ có giá mềm để trang trí bàn làm việc sẽ là lựa chọn phù hợp. Còn nếu muốn đúng “hàng chính hãng”, bạn có thể ghé đền Gotoku, nơi xuất xứ nguyên gốc của Maneki Neko.


3. Quạt Uchiwa



Uchiwa là quạt giấy, được làm thủ công và xem như biểu tượng của mùa hè giống chuông gió trong văn hóa Nhật Bản. Thân quạt làm bằng tre và đầu là nguyên liệu từ giấy đã trang trí sẵn hoặc vải hoa. Phần nan quạt làm từ loại tre vót mảnh, tính đàn hồi cao. Đây được xem là món quà tuyệt vời cho những ngày hè nắng nóng.


4. Đồ ăn làm từ bột Matcha
Là đất nước nổi tiếng với với nền ẩm thực phong phú, nhiều du khách đến Nhật Bản thường tìm các loại đồ ăn làm từ bột Matcha, vị trà xanh như bánh Mochi, Nama chocolate, bánh Kitkat. Thậm chí, một gói bột trà xanh đơn giản cũng đủ làm quà lưu niệm độc đáo.



Tất cả những đồ ăn này đều bán tại các siêu thị ở Nhật, đặc biệt là chuỗi mở 24h như 7Eleven, Lawson, Family Mart. Với Nama chocolate, nên mua tại hệ thống cửa hàng Duty – Free ở sân bay để được miễn thuế. Còn bánh Mochi hay một số loại làm bằng bột nếp khác, du khách nên mua vào ngày cuối cùng lưu trú tại Nhật bởi hạn sử dụng thường khá ngắn.
5. Guốc gỗ Geta, dép Zori



Bên cạnh những chiếc áo Kimono, đôi guốc gỗ Geta là nét đẹp văn hóa không thể thiếu của xứ sở mặt trời mọc. Chính vì vậy, khá nhiều du khách chọn mua Geta để làm quà. Tuy nhiên, nếu thấy đôi Geta gỗ quá khó đi, bạn có thể mua Zori, một loại xăng đan đi lại dễ dàng và thoải mái hơn rất nhiều.
6. Ô Wagasa



Ở Nhật Bản, ô Wagasa được sử dụng không chỉ để che mưa mà còn là phụ kiện cho buổi lễ trà hoặc trong sân khấu truyền thống (kabuki). Ô được làm bằng tre và giấy Nhật Bản, là một trong những món quà lưu niệm phổ biến nhất. Tuy nhiên, để phù hợp với thời tiết Việt Nam, bạn có thể chọn mua những loại ô cán thẳng, tay cầm cong, có màu trong suốt hoặc nhiều màu để làm quà.
7. Sampuru



Sampuru là bản sao bằng nhựa của các món ăn tại Nhật, được làm bằng tay, điêu khắc tỉ mỉ và sơn khéo đến mức khó tin đây chỉ là vật trang trí. Du khách có thể mua Sampuru tại phố Kappabashi ở Tokyo để làm quà lưu niệm gắn vào tủ lạnh hoặc móc chìa khóa.
8. Khăn Tenugui



Tenugui là chiếc khăn in mỏng, hình chữ nhật, được coi là món quà lưu niệm hoàn hảo cho phái nữ. Khăn thường có chiều dài khoảng 90cm, in nhiều họa tiết khác nhau như hình học, hoa hoặc chấm bi nhỏ. Với món quà này, người dùng có thể sử dụng làm khăn tay, buộc đầu, bọc chai nhựa, gói quà, trang trí căn phòng như một miếng vải hay một tấm thảm.
9. Đũa



Đến Nhật Bản, tại các cửa hàng lưu niệm, bạn sẽ thấy ấn tượng với vô vàn loại đũa Nhật được bó theo bộ hoặc đôi, vẽ họa tiết khác nhau hay in hình núi Phú Sĩ, hoa anh đào. Đũa Nhật thường được làm từ gỗ sơn mài với một đầu nhọn, ngắn và tròn hơn so với đũa thông thường. Đây là món quà lưu niệm lý tưởng cho những người thích các món ăn Nhật Bản.
10. Mặt nạ



Bạn sẽ dễ tìm thấy một vài quầy hàng bán mặt nạ trong những lễ hội truyền thống hay tại các công viên, đôi khi là cả cửa hàng lưu niệm. Các mặt nạ có rất nhiều hình phong phú như nhân vật Manga – Anime. Những tín đồ hoạt hình Nhật Bản thường bị mê hoặc bởi loại quà này.
11. Tiền xu



Nếu trót chi tiêu quá mạnh tay, giải pháp tối ưu lúc này chính là giữ lại các đồng tiền xu để làm quà, đặc biệt là xu 5 yên bởi theo tiếng Nhật, phát âm của nó là “gô – en”, trùng âm với một Hán tự có ý nghĩa “kết duyên”. Chính bởi vậy, đồng tiền này được coi là xu may mắn.
12. Đồ đựng tiền xu



Tiền yên (JPY) của Nhật gồm cả hình thức kim loại (tiền xu) và giấy. Tiền xu gồm các mệnh giá 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên, 500 yên. 1 sen bằng bao nhiêu tiền Việt

Trong những ngày khám phá Nhật Bản, bạn nên có những chiếc túi nhỏ xinh để đựng tiền xu khi giao dịch mua hàng. Ngoài ra, một chiếc túi nhỏ đựng tiền xu có hình nhân vật hoạt hình hoặc chú mèo Maneki Neko cũng là món quà lưu niệm nho nhỏ đầy bất ngờ cho người nhận.


Khí hậu ở Nhật Bản ra sao ?

Bạn đang chuẩn bị đi xkld nhật bản, đi du lịch Nhật Bản hay du học Nhật Bản 2017 và bạn muốn tìm hiểu về Đặc điểm khí hậu ở Nhật Bản, hãy tham khảo bài viết dưới đây:
Nhật Bản có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 5, Mùa Hạ từ tháng 6 đến tháng 8, Mùa Thu từ tháng 9 đến tháng 11 và mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Nhiệt độ mùa đông và mùa hạ ở Nhật Bản chênh nhau tới trên 30 độ C. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi. Hơn nữa từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu, có nhiều bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hạị vè người và của. Vào mùa đông, hầu như vùng nào của Nhật cũng có tuyết rơi.


Đặc điểm lớn nhất của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân từ tháng Ba tới tháng Năm. Mùa hạ từ tháng Sáu tới tháng Tám. Mùa thu từ tháng Chín tới tháng Mười Một. Mùa đông từ tháng Mười Hai tới tháng Hai.


Khí hậu 4 mùa tại Nhật Bản
– Mùa xuân : từ tháng 3 – tháng 5.
– Mùa hạ: từ tháng 6 – tháng 8
– Mùa thu : từ tháng 9 – tháng 11.
– Mùa đông: từ tháng 12 – tháng 2. khí hậu nhật bản
Nhiệt độ ở Nhật Bản vào mùa đông và mùa hạ chênh nhau tới trên 30 độ. Vào mùa hạ, với nhiệt độ và độ ẩm cao làm cho những người từ đại lục thấy khó chịu. Vào mùa xuân và mùa thu khí hậu rất thoải mái dễ chịu nhưng thời tiết cũng thường thay đổi. Vào đầu mùa hạ, ngoại trừ Hokkaido ra, có mưa nhiều từ tháng Sáu đến giữa tháng Bảỵ
Mùa thu ở Nhật cũng tương đối có nhiều mưa. Hơn nữa từ giữa mùa hạ đến đầu mùa thu, có nhiều bão phát sinh ở vùng phía tây của Bắc Thái Bình Dương đổ bộ vào Nhật Bản, đôi khi gây ra nhiều thiệt hạị Ngoài ra các dãy núi chạy dọc chiều dài Nhật Bản phân chia đất nước thành hai phần: phần biển Nhật Bản và phần Bắc Thái Bình Dương. Vào mùa đông phần biển Nhật Bản có nhiều tuyết rơi cũng là một đặc điểm của khí hậu Nhật Bản.
Nhật Bản là một quốc gia với hơn ba nghìn đảo trải dài dọc biển Thái Bình Dương của Châu Á. Các đảo chính chạy từ Bắc tới Nam bao gồm Hokkaidō, Honshū (đảo chính), Shikoku và Kyūshū. Quần đảo Ryukyu, bao gồm Okinawa, là một chuỗi các hòn đảo phía Nam Kyūshū. Cùng với nhau, nó thường được biết đến với tên gọi “Quần đảo Nhật Bản”.
Khoảng 70%-80% diện tích Nhật Bản là núi, loại hình địa lý không hợp cho nông nghiệp, công nghiệp và cư trú. Nhật Bản là quốc gia có mật độ dân số lớn thứ 30 trên thế giới.
Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ôn hòa, nhưng biến đổi từ Bắc vào Nam. Đặc điểm địa lý Nhật Bản có thể phân chia thành 6 vùng khí hậu chủ yếu:
Hokkaidō là vùng cực bắc có khí hậu ôn hòa với mùa đông dài và lạnh, mùa hè mát mẻ. Lượng mưa không dày đặc, nhưng các đảo thường xuyên bị ngập bởi những đống tuyết lớn vào mùa đông.
– Biển Nhật Bản: trên bờ biển phía Tây đảo Honshū’, gió Tây Bắc vào thời điểm mùa đông mang theo tuyết nặng. Vào mùa hè, vùng này mát mẻ hơn vùng Thái Bình Dương dù đôi khi cũng trải qua những đợt thời tiết rất nóng bức do hiện tượng gió Phơn.
– Cao nguyên trung tâm: Một kiểu khí hậu đất liền điển hình, với sự khác biệt lớn về khí hậu giữa mùa hè và mùa đông, giữa ngày và đêm. Lượng mưa nhẹ.
– Biển nội địa Seto: Các ngọn núi của vùng Chūgoku và Shikoku chắn cho vùng khỏi các cơn gió mùa, mang đến khí hậu dịu mát cả năm.
– Biển Thái Bình Dương: Bờ biển phía Đông có mùa đông lạnh với ít tuyết, mùa hè thì nóng và ẩm ướt do gió mùa Tây Nam.
– Quần đảo Tây Nam: Quần đảo Ryukyu có khí hậu cận nhiệt đới, với mùa đông ấm và mùa hè nóng. Lượng mưa nặng, đặc biệt là vào mùa mưa. Bão ở mức bình thường.
Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007.
Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshū, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng.
Nhật Bản được xem là quê hương của chín loại sinh thái rừng, phản ánh khí hậu và địa lý của các hòn đảo. Nó trải dài từ những rừng mưa nhiệt đới trên quần đảo Ryukyu và Bonin tới các rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rụng trên các vùng khí hậu ôn hòa của các đảo chính, tới rừng ôn đới lá kim vào mùa đông lạnh trên các phần phía Bắc các đảo.

Xem thêm: văn hóa ăn uống của người nhật bản 
Nguồn: Tổng hợp

Con người Nhật Bản như thế nào ?

 Nói đến người Nhật  ai cũng nghĩ họ là những người văn hóa lịch sự, luôn nghiêm túc trong công việc và vui vẻ hòa đồng với người nước ngoài. thực tế thì như thế nào ?

>> Du học Nhật Bản vừa học vừa làm
 
1. Tính hiếu kỳ và nhạy cảm với văn hóa nước ngoài

Chúng ta có thể nói rằng không có dân tộc nào nhạy bén về văn hoá của nước ngoài như người Nhật Bản. Họ không ngừng theo dõi những biến động tình hình bên ngoài, đánh giá và cân nhắc những ảnh hưởng của các trào lưu và xu hướng chính đang diễn ra đối với Nhật, và nếu như họ phát hiện ra trào lưu nào đang thắng thế thì họ có xu hướng sẵn sàng học hỏi, nghiên cứu để bắt kịp trào lưu đó. Và chính tinh thần thực dụng, tính hiếu kỳ và óc cầu tiến của người Nhật là những động lực thúc đẩy họ bắt kịp với các nước tiên tiến. Họ không đặt vấn đề phê phán hay chọn lọc khi học mà bằng mọi cách học cho hết. Sau đó họ mới nghiền ngẫm tìm ra những yếu tố có thể cải biến. Đến đây họ lại phát huy được thế mạnh của óc quan sát tỉ mỉ và sự tinh tế vốn có của văn hoá dân tộc.

Mặc dù người Nhật Bản rất nhạy cảm đối với văn hoá nước ngoài, song người Nhật rất ý thức về tài sản văn hoá của họ. Tư liệu lịch sử văn hoá, đền đài, chùa chiền… đại bộ phận vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay. Hơn thế, các ngành nghề truyền thống không những không bị mai một đi mà còn được cải tiến kỹ thuật và càng trở nên tinh tế hơn. 

Con người Nhật Bản như thế nào ?


2. Ý thức tập thể
Ý thức tập thể con người Nhật Bản

Tập thể đóng một vai trò rất quan trọng đối với con người Nhật Bản . Nó được thể hiện ngay từ trong cách xưng hô với người ngoài khi nói chuyện. Trong công việc người Nhật thường gạt cái tôi lại để đề cao cái chung, tìm sự hòa hợp giữa mình và những người xung quanh. Các tập thể có thể cạnh tranh với nhau rất gay gắt song cũng có lúc họ lại bắt tay với nhau để có thể đạt được mục đích chung như để đánh bại đối thủ nước ngoài. Vì vậy mà điều tối kỵ là làm mất danh dự của tập thể. Một học giả nước ngoài nghiên cứu về Nhật Bản đã đối lập “văn hóa hổ thẹn” của người Nhật với “văn hoá tội lỗi” của phương Tây.

3. Óc thẩm mỹ

Ấn tượng ban đầu của bất kỳ ai lần đầu đến thăm đất nước Nhật Bản đó là ngạc nhiên và thán phục về óc thẩm mỹ của người Nhật, từ cách trang trí nhà cửa sắp, xếp đồ đạc trong gia đình hay cách bài trí bữa cơm đều khiến cho mọi người có cảm giác tiếp cận một sự tinh tế, một óc thẩm mỹ cao. Nhưng óc thẩm mỹ của người Nhật không chỉ biểu hiện qua các hiện tượng bên ngoài mà còn qua lối suy nghĩ và cung cách làm việc của họ hàng ngày, hay nói rộng ra là nhân sinh quan của họ. Một người đan quạt tre ngắm đi ngắm lại xem cái quạt của mình làm đã cân đối chưa, có cần phải chau chuốt gì không, mặc dù khi làm như vậy thì anh ta sẽ mất nhiều thời gian hơn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận thu về được ít hơn, song đối với người dân Nhật Bản ngoài mục đích lợi nhuận thì họ còn muốn đạt được một mục tiêu khác không kém phần quan trọng – đó là cảm giác thoải mái khi hoàn thành mỹ mãn một công việc dù là rất nhỏ. Họ luôn tìm kiếm cái đẹp trong công việc của mình, người Nhật nổi tiếng là người làm việc cần mẫn, xem công việc của công ty như là công việc của mình, luôn tận tâm tận sức, nhiều khi họ làm việc không phải vì lợi ích cá nhân của mình, họ xem công việc của họ không những là “hoạt động kinh tế” mà còn là “hoạt động thẩm mỹ”.

4. Tôn trọng thứ bậc và địa vị

Ý thức tôn trọng thứ bậc có lẽ đã có từ lâu trong đời sống của con người Nhật Bản. Thái độ nhún mình trước những người có địa vị, quyền chức cũng có ở một số nước khác thời cận đại nhưng đặc biệt ở Nhật cho đến ngày nay vẫn còn đậm nét. Tập quán này được nhấn mạnh trong hơn 250 năm dưới thời Tokugawa. Ngày nay ý thức tôn trọng thứ bậc vẫn được thể hiện trong đời sống hàng ngày. Ví dụ trong phòng họp, người có chức vụ thấp nhất sẽ ngồi gần cửa ra vào, người có chức vụ càng cao thì càng ngồi gần phía bên trong. Hoặc trong các buổi tiệc tổ chức tại nhà hàng một cách đột xuất thì mọi người đều biết vị trí của mình mà không cần có sự hướng dẫn nào khác. Sắc thái tôn ti trật tự trong xã hội Nhật Bản thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ xưng hô và hình thức chào hỏi đối với từng đối tượng xã hội cụ thể. Đối với người lớn tuổi hay người có địa vị thì phải dùng ngôn ngữ kính trọng (sonkeigo), khi nói về mình và những người trong gia đình mình thì dùng ngôn ngữ khiêm nhường (kenjogo).

Chính từ cơ cấu này mà tinh thần đoàn kết và lòng trung thành của người Nhật Bản được phát sinh, và nhờ đó mà việc động viên cho sự thực hiện mục tiêu của toàn thể tập đoàn là tương đối dễ dàng.

Nếu có dịp tới Nhật Bản các bạn sẽ hiều ngay con người Nhật Bản , họ có nhiều đặc điểm khác người Việt nam lắm